Ung thư Phổi

Triệu chứng ung thư phổi

Ngày đăng : 11-03-2025
59 lượt xem
Ung thư phổi gần như không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi khối u đã gia tăng kích thước và tiến triển, chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng mới gây ra một số biểu hiện.

Triệu chứng của bệnh cũng phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u cũng như mức độ xâm lấn của tế bào ung thư. Nhìn chung, nếu chỉ dựa vào biểu hiện lâm sàng, ung thư phổi dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề hô hấp thông thường.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi:

  • Ho: Khoảng 80% trường hợp ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho ra máu, ho có đờm hoặc ho khan thông thường. Vì ho là triệu chứng thường gặp nên không thể gợi ý nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, nếu nhận thấy ho kéo dài và không giảm khi dùng thuốc, nên thăm khám để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
  • Khàn tiếng: Tình trạng này thường xảy ra khi khối u di căn hạch trung thất tiến triển chèn ép vào dây thần kinh quătj ngược thanh quản.
  • Đau ngực: Một số bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngực, nhất là khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Biểu hiện đau ngực dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Đau ngực do ung thư phổi thường có những đặc điểm như đau âm ỉ, dai dẳng, mức độ tăng lên khi hít thở sâu và ho.
  • Khó thở: Khó thở xảy ra khi khối u đã tiến triển gây chèn ép đường thở. Điều này có nghĩa là triệu chứng này chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở kèm theo thở khò khè, hụt hơi.
  • Nổi hạch cổ:  một số bệnh nhân sẽ xuất hiện hạch ở vùng cổ có cảm giác rắn chắc khi sờ chạm
  • Sụt cân: Tương tự như các dạng ung thư khác, ung thư phổi sẽ khiến người bệnh bị sụt cân nhanh mặc dù vẫn duy trì chế độ ăn như trước. Thể trạng suy giảm, cơ thể xanh xao, yếu sức và dễ mệt.

Các triệu chứng khác: Sụp mi mắt, đỏ nửa mặt (thường là nửa mặt cùng bên với vị trí của khối u), cơ thể nóng bừng, tê bì, dị cảm ngón tay, cánh tay và đau vùng vai.

Khi ung thư di căn các tạng có thể sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: buồn nôn, nôn, đau đầu, triệu chứng thần kinh khu trú, rối loạn vận động, mất vận động chi, đại tiểu tiện không tự chủ, tê, yếu, đau xương

 

Bài viết liên quan
Sàng lọc tầm soát Ung thư phổi
Sàng lọc tầm soát Ung thư phổi
Bạn nên khám sàng lọc ung thư phổi nếu đang trong độ tuổi từ 50 đến 80 tuổi, có tiền sử hút thuốc 01 gói/ ngày x 20 năm, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc chưa đến 15 năm. Nếu bạn không còn hút thuốc trong 15 năm qua, bạn có thể không cần phải khám sàng lọc ung thư phổi. Hãy trao đổi với bác sĩ về thói quen hút thuốc của mình để xem liệu bạn có cần sàng lọc theo hướng dẫn này không.
Phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Việc chẩn đoán phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công càng cao