Ngoài hút thuốc, còn có các lý do khác khiến bạn có thể có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm sàng lọc nếu bạn:
- Đã từng tiếp xúc nhiều với các hóa chất như radon, asen, cadmium, crôm, niken, silic, hoặc amiăng.
- Đã được điều trị ung thư bằng liệu pháp xạ trị ở lồng ngực.
- Có người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em, hoặc con cái bị ung thư phổi.
- Có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Xét nghiệm chất sinh học khối u: Một trong những phương pháp thường gặp trong sàng lọc ung thư, bao gồm các chỉ số SCC, Cyfra 211, CEA, nSE và Pro GRP trong máu.
- Chụp Xquang phổi: Gần như các khối u phổi sẽ xuất hiện qua phim Xquang dưới dạng các vùng có màu xám trắng. Hiện nay có các phương tiện hỗ trợ kết quả chụp X-quang rõ hơn như ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI.
- Chụp cắt lớp vi tính CT liều thấp: giúp phát hiện những tổn thương dù nhỏ nhất nhằm xác định cụ thể được vị trí, kích thước hay hình dạng di căn của bệnh. Máy chụp sử dụng lượng bức xạ ở liều thấp giúp chụp hình ảnh phổi chi tiết, quá trình chụp nhanh chóng, không gây đau cho người bệnh nên cũng được ưu tiên lựa chọn. Đây là một xét nghiệm rất dễ dàng. Bạn không cần chuẩn bị đặc biệt nào như nhịn ăn. Bạn chỉ cần nín thở trong khoảng 6 giây trong khi kỹ thuật viên chụp ảnh. Toàn bộ quá trình mất khoảng 10 phút.